KẾ HOẠCH NĂM HỌC (dự thảo)

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ  ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:              / HV- KHNH                                                 Krông Ana, ngày     tháng 09  năm 2017

 

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2017-2018

(Dự thảo)

Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 01/08/2017 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành kế hoạch, thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 3718/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017-2018;

Căn cứ Công văn số 1238/SGDĐT-VP ngày 13/9/2016 về phương hướng, nhiệm vụ và một số giải pháp cơ bản năm học 2017 -2018 của ngành Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk;

Căn cứ Công văn số 1215/ SGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2016 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017-2018 của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk;

Căn cứ các nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Bộ và Sở GD&ĐT, của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018;

Phát huy các thành tích đã đạt được trong năm học 2016-2017, tích cực khắc phục mọi khó khăn, Trường THPT Hùng Vương triển khai kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017-2018 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
  2. Đặc điểm tình hình
    • 1. Học sinh (HS)

–   Tổng số HS: 951; trong đó nữ: 544, dân tộc: 213 (nữ: 147), lớp 10: 315, lớp 11: 330, lớp 12: 306;

Tổng số lớp: 26; trong đó lớp 10: 08, lớp 11: 09, lớp 12: 09.

  • 2. Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV)

–   Tổng số CBQL, GV, NV trong chỉ tiêu biên chế: 66; trong đó nữ: 40, dân tộc: 02, đảng viên: 23, trình độ đào tạo trên chuẩn: 05.

  • 3. Cơ sở vật chất (CSVC) – thiết bị dạy học (TBDH)

Chưa đạt mức tối thiểu của trường chuẩn quốc gia.

  1. Thuận lợi

–  Được Huyện uỷ, UBND huyện Krông Ana và Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường phát triển;

–   Hầu hết CB, GV, NV nhận thức đúng nhiệm vụ của bản thân; không ngừng học tập để vươn lên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GDĐT cấp THPT của Huyện Krông Ana trong giai đoạn mới;

–   Đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong Huyện đều có ý thức xây dựng sự nghiệp giáo dục, tôn trọng thầy, cô giáo, chăm lo CSVC, tạo điều kiện thuận lợi cho HS được học tập ngày càng tốt hơn;

  • HS đã bước đầu nhận thức đúng mục đích học tập.
  1. Khó khăn

–   Một số GV chưa có nhiều kinh nghiệm dạy học, trình độ trên chuẩn còn ít.

–   CSVC còn thiếu nhiều: chưa có đủ phòng làm việc và các phòng chức năng

  1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu của ngành, địa phương, Trường THPT Hùng Vương xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học 2017-2018 như sau:

  1. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý để đáp ứng nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo định hướng đổi mới; tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán và đội ngũ cán bộ quản lý.
  2. Có biện pháp để khơi dậy lòng say mê học tập, không ngừng phấn đấu vươn lên của học sinh, để chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên một cách ổn định. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với xã hội, cộng đồng. Chú trọng công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, có kế hoạch cụ thể để tham gia các kỳ thi các cấp dành cho học sinh đạt kết quả cao.
  3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với nhà trường theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, chú trọng quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ Giáo dục Trung học.
  4. Triển khai có hiệu quả phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
  5. Chú trọng đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức Đoàn, Hội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý và phối hợp giáo dục toàn diện học sinh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

6. Đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trung học. Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư vấn nhà trường.

  1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn (thi, kiểm tra; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh; xét duyệt lưu ban, lên lớp; dạy thêm học thêm,…) và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
  2. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, thư viện trường học. Nhà trường phấn đấu đạt các tiêu chí về xây dựng trường chuẩn quốc gia.
  3. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
  4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

1.1. Thực hiện các cuộc vận động

– Chú trọng triển khai Chỉ thị 05-CT/TW  ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” bằng những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của địa phương và nhà trường với phương châm lồng ghép và tích hợp nội dung các cuộc vận động và các phong trào thi đua nhằm huy động nhiều nguồn lực, nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

1.2. Tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua

– Tiếp tục thực hiện nghiêm túc phong trào thi đua: “Dạy tốt và học tốt”. Phát huy tính gương mẫu, tinh thần tự học, sáng tạo của cán bộ, nhà giáo; đảm bảo kỷ cương trong nhà trường, khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, tình thương của thầy giáo, cô giáo đối với học sinh.

– Tổ chức thực hiện phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; tăng cường tổ chức tham quan, học tập di sản, các cơ sở sản xuất để học sinh nắm bắt thực tế. Tổ chức đầy đủ các hoạt động của học sinh như: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể cuối tuần, tập thể dục giữa giờ; lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, dọn dẹp vệ sinh,…

– Bên cạnh hoạt động dạy học, các trường trung học cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tác dụng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục-thể thao; tổ chức và tham gia các kỳ thi, cuộc thi, hội thi có hiệu quả.

– Chủ động phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở địa phương để đảm bảo học sinh được “an toàn đến trường”; chủ động xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực, bài trừ các hành vi đối xử không thân thiện trong nhà trường.

– Tiến hành tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, hội khỏe Phù Đổng cấp trường theo đúng quy định của Bộ và Sở GDĐT. Triển khai các kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2017-2018 theo đúng hướng dẫn tại công văn 1197/SGDĐT-KTKĐCLGDCNTT ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT.

– Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh vào tháng 02 năm 2018, Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh vào tháng 01 và tháng 03 năm 2018; tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh theo đúng quy định.

  1. Thực hiện kế hoạch giáo dục

2.1. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

– Tiếp tục thực hiện 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần). Trên cơ sở chương trình giáo dục hiện hành, văn bản điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT, chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh nhưng phải đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học theo đúng Kế hoạch, thời gian năm học 2017-2018 ban hành kèm theo Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 01/08/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Kế hoạch giáo dục của nhà trường phải được Sở GDĐT xác nhận trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

– Nghiên cứu Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT để lập kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh. Có thể phối hợp với các trường THPT có điều kiện tương đối giống nhau trong cụm chuyên môn để xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

– Quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.

– Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.

– Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; chú trọng tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

– Dạy học tự chọn:

Nhà trường triển khai việc dạy học tự chọn theo chủ đề tự chọn bám sát. Dạy học chủ đề tự chọn bám sát là để ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Kế hoạch dạy học chủ đề tự chọn bám sát (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kỳ trên cơ sở đề nghị của tổ trưởng chuyên môn và GVCN. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn các môn học thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại HS của Bộ GD&ĐT.

2.2. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày

Nhà trường bố trí dạy học 2 buổi/ngày theo công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ và hướng dẫn của Sở GD&ĐT để tăng thời gian dạy học các nội dung khó dưới sự hướng dẫn của GV; dạy học môn Thể dục, Giáo dục Quốc phòng-An ninh; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, thể thao; phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi phù hợp với từng đối tượng HS.

2.3. Tổ chức dạy học ngoại ngữ

– Cần có giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ từ đầu năm học, giúp học sinh tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao.

– Tiếp tục thực hiện việc dạy học chương trình Tiếng Anh 7 năm như hướng dẫn năm học 2010-2011 về dạy học ngoại ngữ trong trường THCS, THPT, tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy theo chương trình mới.

– Trong năm học 2016-2017, nhà trường chú trọng triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 của Bộ GDĐT về việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2015-2016.

– Tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ việc dạy ngoại ngữ

+ Khuyến khích học sinh sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp nhằm tăng cường kỹ năng nghe – nói tiếng Anh

+ Trong năm học 2017-2018, nhà trường cố gắng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa tạo ra sân chơi ngôn ngữ, nhằm trau dồi khả năng giao tiếp cho học sinh như: Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, thi kể chuyện, thi hùng biện tiếng Anh.

2.4. Thực hiện hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, phân luồng học sinh

– Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu của thị trường lao động của tỉnh, toàn quốc, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.

– Cần tăng cường tư vấn hướng nghiệp cho học sinh những vấn đề mới trong kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng; chú ý tư vấn cho học sinh lớp 12 chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.

– Đối với hoạt động dạy nghề phổ thông: tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007, Công văn số 10945/BGDĐT-GDTrH ngày 27/11/2008 của Bộ GDĐT và Công văn số 1216/SGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2017 của Sở GDĐT về việc triển khai Giáo dục nghề phổ thong năm học 2017 -2018. Nhà trường phối hợp với Trung tâm GDTX huyện Krông Ana thực hiện hoạt động dạy nghề phổ thông và tổ chức thi để cấp giấy chứng nhận cho học sinh theo đúng quy định của Sở GD&ĐT.

2.5. Thực hiện các hoạt động giáo dục khác

– Tăng cường phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách quy định đối với học sinh khuyết tật để khuyến khích các em vươn lên trong học tập. Chú trọng triển khai mô hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông.

– Tiếp tục tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; phòng chống thương tích, đuối nước. Việc tổ chức tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

– Thực hiện lồng ghép Giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua nội dung các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ GDĐT; triển khai có hiệu quả Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 về chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh trong trường THPT. Cần chú trọng công tác Giáo dục thể chất, hướng dẫn học sinh ôn luyện bài tập thể dục buổi sáng, bài tập thể dục giữa giờ và bài thể dục chống mệt mỏi theo quy định.

– Trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 và Công văn số 4145/BGDĐT-TTr ngày 24/8/2016 của Bộ GDĐT, nhà trường tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục về phòng chống tham nhũng; chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp tích cực, hiệu quả hơn nữa trong thực hiện 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông.

– Tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo các nội dung sau:

+ Tiếp tục thực hiện tốt quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/QĐ-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 01/02/2013; Công văn số 3905/UBND-KGVX ngày 24/5/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lí dạy thêm, học thêm và Công văn số 919/SGDĐT-GDTrH ngày 29/6/2017 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

+ Hiệu trưởng điều hành Ban quản lý dạy thêm của nhà trường nắm bắt thông tin, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để quản lý có hiệu quả hoạt động dạy thêm, học thêm.

– Năm học 2017-2018, nhà trường tổ chức và tham gia các cuộc thi do Sở GDĐT và Bộ GDĐT tổ chức phù hợp với việc nâng cao chất lượng, phát triển năng lực học sinh và đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT.

  1. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học – giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học – giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

3.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

–  Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; tiếp tục nghiên cứu để đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

– Chú trọng việc đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn, cụm chuyên môn theo hướng tăng cường giúp đỡ vì sự tiến bộ của các thành viên thông qua trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung, phương pháp giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy.

3.2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

– Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Dạy học trực tuyến, trường học kết nối…) Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.

– Tích cực triển khai công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động viên giáo viên, học sinh tích cực tham gia Cuộc thi khoa học kĩ thuật theo Công văn số 3486/BGDĐT-GDTrH ngày 09/8/2017 của Bộ GDĐT. Tăng cường hình thức học tập gắn với thực tiễn thông qua Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Cần xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ “Hưởng ứng học tập suốt đời” và phát triển văn hóa đọc gắn với câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.

3.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá

– Chủ động trong việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chú trọng tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

– Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, cần đưa nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh như: Đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra thường xuyên.

– Cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng mới của Bộ GDĐT nhằm giúp học sinh nắm bắt nội dung, phương thức thi, kiểm tra, đánh giá để định hướng cho việc học tập, ôn tập, kiểm tra, nhất là học sinh lớp 12 THPT trong việc chuẩn bị thi THPT quốc gia. Chú trọng việc tổ chức ôn tập, rèn luyện cho học sinh lớp 12 theo lộ trình thi THPT quốc gia năm 2018 với nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12.

– Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng và vận dụng cao. Chú trọng việc sử dụng phần mềm để soạn các đề thi trắc nghiệm.

– Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

– Cần tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho ngân hàng câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ của Sở và của nhà trường. Chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng http://truonghocketnoi.edu.vn.

– Tiếp tục tổ chức thực hiện Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Thực hiện đúng số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ. Trong kiểm tra thường xuyên, các trường cần chú trọng việc tăng cường kiểm tra miệng để kịp thời khắc phục sai sót của học sinh. Khi chấm bài kiểm tra, giáo viên phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.

– Đối với môn Giáo dục công dân, giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh theo cách: Nhà trường hướng dẫn hình thức phù hợp để giáo viên môn Giáo dục công dân chuyển kết quả nhận xét sau mỗi học kỳ, năm học cho giáo viên chủ nhiệm; giáo viên chủ nhiệm ghi nội dung vào nhận xét cuối năm học ở phần dành cho nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ.

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục

– Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.

– Cần phân tích kết quả thi THPT quốc gia; từ đó, rút ra những mặt ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học, nhất là ở các môn có nhiều học sinh có kết quả thấp trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Chú trọng tổ chức giảng dạy và ôn tập cho học sinh lớp 12 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình GDPT, theo trình độ của học sinh ở mỗi môn học và các định hướng về thi cử của Bộ GDĐT. Giúp học sinh làm quen với phương thức tổ chức thi, kiểm tra đánh giá mới để học sinh đạt kết quả cao, nhất là ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

– Thường xuyên quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh, nhất là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Bố trí phụ đạo học sinh yếu, kém ngay từ lớp 10.

– Căn cứ vào năng lực của từng giáo viên để bố trí giảng dạy hợp lí, mỗi năm học cần thay đổi giáo viên bộ môn ở các lớp để học sinh được học tập với nhiều giáo viên, nhất là giáo viên dạy giỏi . Đối với các khối lớp đầu cấp và cuối cấp (lớp 10, 12) bố trí giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác chuyên môn tham gia giảng dạy; có đánh giá sự phấn đấu của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng học sinh; khen thưởng đúng đắn, kịp thời những giáo viên có nhiều thành tích, giáo viên dạy giỏi.

– Có biện pháp phù hợp để khắc phục hiện tượng học sinh “ngồi sai lớp”, cần theo dõi, phát hiện những học sinh còn yếu ở các bộ môn để lập kế hoạch phụ đạo kịp thời; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

– Đối với kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên của các môn, các trường trung học phải tổ chức kiểm tra chung đề cho khối lớp; chú trọng chất lượng đề, khâu tổ chức chấm bài kiểm tra để đánh giá khách quan kết quả học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên; tổ chuyên môn và nhà trường phải lưu trữ đề kiểm tra trong phạm vi 1 năm. Thực hiện quản lý điểm kiểm tra của học sinh bằng công nghệ thông tin và theo đúng quy chế.

– Chú trọng việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi; tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp có hiệu quả.

– Thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn theo công văn số 192 /SGDĐT- GDTrH, ngày  23 tháng  02  năm 2016 về việc tăng cường quản lý và sử dụng thiết bị dạy học; quan tâm đầu tư và quản lý thư viện theo Hướng dẫn 1314/ SGDĐT- GDTrH, ngày 02 tháng 11 năm 2015 về công tác thư viện trường học của Sở GDĐT.

  1. Xây dựng cơ sở vật chất trường học, trường chuẩn quốc gia

5.1. Xây dựng cơ sở vật chất trường học

– Kết hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước với các nguồn huy động hợp pháp khác để mua sắm các thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu; đầu tư kinh phí mua thêm máy vi tính để phục vụ dạy học môn Tin học; củng cố, xây dựng phòng học bộ môn; tăng cường đầu tư cho thư viện nhất là sách tham khảo.

– Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ dạy học và các hoạt động ngoại khóa, xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp, an toàn theo quy định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường, tổ chức  tốt các hoạt động giáo dục.

– Thường xuyên chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, khai thác triệt để cơ sở vật chất của nhà trường để đảm bảo việc dạy học phải đi đôi với thực hành. Chỉ đạo, tổ chức tốt phong trào giáo viên tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học để phục vụ có hiệu quả trong dạy học.

5.2. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Rà soát lại các tiêu chuẩn quy định về trường đạt chuẩn Quốc gia của nhà trường để lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

  1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

– Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và từng bước nâng cao chất lượng. Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp cho các nhà giáo. Tiếp tục tổ chức thực hiện Quy định đạo đức nhà giáo và cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán các bộ môn.

– Triển khai mạnh mẽ công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên; đổi mới cách bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định tại các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ (môn tiếng Anh), tổ chức bồi dưỡng theo các tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT đáp ứng việc triển khai Đề án“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.

– Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý. Tổ chức tốt việc tập huấn tại nhà trường về các nội dung đã được tiếp thu qua các đợt tập huấn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT như: Kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tổ chức công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học,…

– Tăng cường dự giờ giáo viên, quan tâm giáo viên mới ra trường; đảm bảo mỗi giáo viên tập sự phải dự ít nhất 04 tiết/tháng, giáo viên hết tập sự dự ít nhất 02 tiết/tháng.

– Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những giáo viên học tập nâng cao trình độ trên tiêu chuẩn quy định.

  1. Tăng cường quản lý chuyên môn

7.1. Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học kiểm tra, đánh giá.

– Tiếp tục nghiên cứu quán triệt và thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/QĐ-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch giáo dục, tăng cường kiểm tra hồ sơ chuyên môn của nhà trường, các tổ bộ môn và giáo viên.

– Thực hiện dạy đúng dạy đủ theo phân phối chương trình các môn học trên tinh thần áp dụng chủ động, sáng tạo phù hợp với từng trường. Tiếp tục giữ vững kỷ cương, nền nếp trong kiểm tra đánh giá, thi cử, đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng. Chú trọng việc đánh giá ngoài để có thêm thông tin chính xác về giáo dục.

– Tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT và hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Việc xét lên lớp, ở lại, kiểm tra lại, rèn luyện lại hạnh kiểm đối với học sinh cần phải tổ chức theo đúng quy định và công khai.

– Đối với học sinh do học lực yếu phải kiểm tra lại các môn văn hóa, nhà trường cần tổ chức ôn tập phụ đạo trong hè để các em đạt chuẩn kiến thức kỹ năng quy định, cụ thể:

+ Nhà trường tổ chức kiểm tra lại các môn văn hóa cho học sinh vào đầu tháng 8.

+ Ghi đầy đủ điểm thi lại các môn và kết quả lên lớp, ở lại của học sinh vào sổ điểm, học bạ học sinh.

+ Lưu trữ một năm: Đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, bài kiểm tra lại, các quyết định, biên bản.

7.2. Tăng cường vai trò của Hiệu trưởng trong quản lí chuyên môn

– Phân công trách nhiệm rõ ràng trong quản lí, đồng thời đề cao trách nhiệm của cá nhân phụ trách.

– Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phải nắm vững các văn bản chỉ đạo chuyên môn, động viên, khuyến khích giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm giúp đỡ học sinh trong học tập và rèn luyện.

– Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) phải lập kế hoạch dạy học, chỉ đạo các tổ bộ môn và giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động năm học. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý sử dụng thiết bị dạy học, quản lý hoạt động giáo dục học sinh, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh…

– Cần chú trọng công tác kiểm tra hoạt động chuyên môn; kiểm tra hồ sơ, sổ sách chuyên môn của nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên theo yêu cầu tại Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GDĐT về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường và Công văn số 1554/SGDĐT-GDTrH ngày 31/10/2016 của Sở GDĐT về việc thực hiện các loại sổ và quản lý, sử dụng sổ gọi tên ghi điểm điện tử từ năm học 2016-2017. Chú trọng việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp một cách công bằng, khách quan để sử dụng giáo viên có hiệu quả.

7.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.

– Giáo viên cần khai thác tài liệu, học liệu, kinh nghiệm dạy học ở các Website của trường, Sở, Bộ để làm phong phú bài dạy, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học.

– Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học,…

  1. Công tác thi đua khen thưởng

8.1. Nội dung trọng tâm

Công tác thi đua khen thưởng trong năm học 2017-2018 chú trọng đánh giá các mặt hoạt động phản ánh hiệu quả công tác quản lý và chất lượng giáo dục qua các nội dung cụ thể như sau:

– Kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giáo dục; đặc biệt là đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; việc tuân thủ quy chế chuyên môn, thi cử, quản lý văn bằng, chứng chỉ.

– Kết quả tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong nhà trường.

– Biện pháp thực hiện và chất lượng giáo dục trong năm học.

– Việc chấp hành quy định chế độ thông tin, báo cáo.

8.2. Chỉ tiêu thi đua

8.2.1. Tỷ lệ HS bỏ học và lưu ban không quá 2%, trong đó tỷ lệ HS bỏ học không quá 1%.

8.2.2. Chất lượng giáo dục

  1. a) Học lực

– Xếp loại giỏi đạt từ 7% trở lên ;

– Xếp loại khá, giỏi đạt ít nhất 46%;

– Xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 95%;

– Xếp loại yếu, kém không quá 5% ;

  1. b) Hạnh kiểm

– Xếp loại khá, tốt đạt từ 95% trở lên ;

– Xếp loại yếu không quá 1%.

  1. c) Tốt nghiệp THPT từ 99% trở lên trong tổng số HS dự thi.

8.2.3. Đối với CBVC: LĐTT: trên 95% ; CSTĐ: trên 15%; GV dạy giỏi trên 35%; có từ 1-2 CBVC xuất sắc được kết nạp vào Đảng; dự giờ, thao giảng đúng quy định trong Quyết định 80/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT; có CBQL, GV được đi học sau đại học, bồi dưỡng QLGD.

8.2.4. Đối với tập thể: Nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và  03 tổ chuyên môn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

8.2.5. Đảm bảo các điều kiện cho CBQL, GV và HS sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới PPDH, KTrĐG. Tất cả CBQL, GV đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học tập.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Tổ trưởng Văn phòng căn cứ  theo Kế hoạch này, lập kế hoạch cụ thể để chỉ đạo đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời với Hiệu trưởng để chỉ đạo giải quyết./.

Nơi nhận:                                                                      HIỆU TRƯỞNG         

– Lãnh đạo Sở GD&ĐT;

– UBND huyện Krông Ana;

– Phòng GDTrH (Sở GD&ĐT);   Để báo cáo

– Ban Tuyên giáo HU;

– Hội đồng trường;

– Công đoàn; Đoàn trường;

– Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng;

– Các Tổ trưởng, GVCN thuộc Trường;

– Lưu VT, Ban TT.